5 Lý do lập trình viên rớt phỏng vấn mà công ty không nói cho bạn biết.

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn, và việc không được chọn không nhất thiết là do bạn không đủ năng lực. Mình đã phỏng vấn hơn 150 ứng viên, và nhận ra đây là những lý do phổ biến khiến ứng viên rớt phỏng vấn. 


5-ly-do-lap-trinh-vien-rot-phong-van-wolfactive

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn, và việc không được chọn không nhất thiết là do bạn không đủ năng lực. Mình đã phỏng vấn hơn 150 ứng viên, và nhận ra đây là những lý do phổ biến khiến ứng viên rớt phỏng vấn. 

5-ly-do-rot-phong-van-wolfactive

Giỏi technical nhưng kỹ năng mềm còn yếu.

Tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp là hai trong số những kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với dân IT, đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế. Đặc biệt, những công ty làm việc với khách hàng nước ngoài, đọc hiểu thôi là chưa đủ mà cần phải nghe nói được. Hoặc khi được yêu cầu giải thích một vấn đề kỹ thuật, bạn truyền đạt thông tin một cách khó hiểu.

Điều này cũng khiến bạn gặp khó khăn khi làm việc với PM, BA và khách hàng. Bên cạnh đó, phần lớn tài liệu, công cụ, và thông tin cập nhật về công nghệ đều bằng tiếng Anh. Việc không thành thạo tiếng Anh sẽ hạn chế khả năng tiếp cận và cập nhật kiến thức của bạn.

Ngôn ngữ, công nghệ, framework nào cũng biết một chút nhưng chưa thực sự hiểu sâu vào ngách nào.

Tình trạng của bạn rất phổ biến trong ngành công nghệ thông tin hiện nay. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc nắm bắt được nhiều kiến thức khác nhau là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc biết quá nhiều thứ một chút mà không chuyên sâu vào một lĩnh vực nào có thể gây ra một số khó khăn trong phát triển sự nghiệp.

5-ly-do-khien-lap-trinh-rot-pv-wolfactive

Đây chính là kiểu nửa nạc, nửa mỡ rất khó để nhà tuyển dụng lựa chọn. Middle thì thừa mà senior lại thiếu. Thay vào đó, hãy dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn thực sự yêu thích và những gì bạn làm tốt nhất. Sau khi đã xác định được sở thích và thế mạnh, hãy chọn một lĩnh vực mà bạn muốn tập trung phát triển. Từ đó, kết nối với những người làm trong lĩnh vực bạn chọn để học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội việc làm.

Bên cạnh đó, khi trình bày nhiều skill trong CV sẽ làm cho nhà tuyển dụng có nhiều thứ để hỏi, trường hợp bạn không nắm chắc kiến thức thì hỏi đâu cũng là điểm yếu.

Thái độ ứng viên không tốt

Thái độ đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công của một buổi phỏng vấn, thậm chí còn quan trọng hơn cả kiến thức chuyên môn trong nhiều trường hợp.

  • Sự tôn trọng: Một ứng viên thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng, công ty và cả bản thân mình sẽ tạo được ấn tượng tốt. Ngược lại, thái độ thiếu tôn trọng, như đến trễ, ăn mặc không phù hợp, hoặc trả lời câu hỏi một cách qua loa sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp.
  • Sự nhiệt tình: Sự nhiệt tình thể hiện qua giọng nói, ánh mắt, và cách trả lời câu hỏi. Một ứng viên nhiệt tình sẽ tạo ra sự hứng thú và tin tưởng cho nhà tuyển dụng.
  • Sự tự tin: Tự tin không có nghĩa là kiêu căng, mà là thể hiện sự tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình. Sự tự tin sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi một cách mạch lạc và thuyết phục.

Thổi phồng khả năng của bản thân

Trong thị trường việc làm sôi động, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, áp lực cạnh tranh rất lớn. Để nổi bật giữa đám đông, nhiều ứng viên cảm thấy cần phải “làm đẹp” bản thân. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng rất dễ dàng phát hiện ra rằng ứng viên đã “nói dối” thông qua các câu hỏi mở và tình huống giả định, khiến doanh nghiệp mất lòng tin và không muốn hợp tác.

Tóm lại, việc “thổi phồng” khả năng khi phỏng vấn không phải là giải pháp lâu dài. Để có được một công việc phù hợp và phát triển sự nghiệp, các lập trình viên cần phải trung thực, tự tin và không ngừng nỗ lực.

Ví dụ: Tôi có kinh nghiệm 5 năm làm việc với ngôn ngữ lập trình C++ và đã tham gia phát triển nhiều dự án lớn. Thực tế, ứng viên chỉ có 2 năm kinh nghiệm và chủ yếu làm các dự án nhỏ, chưa từng làm việc với các dự án quy mô lớn.

Sự phù hợp trong công việc

Sự phù hợp ở đây là khi bạn nắm chắc kiến thức nền tảng, nhưng thời điểm đó công ty cần người thành thạo framework vào làm ngay, bởi dự án đang trong giai đoạn gấp rút bàn giao. Lúc này, công ty sẽ ưu tiên chọn những ứng viên đã có kinh nghiệm về framework, có thể bắt tay vào làm việc ngay mà không cần mất quá nhiều thời gian để đào tạo. Bên cạnh đó, mỗi công ty có một văn hóa làm việc riêng, nếu lối sống và phong cách làm việc của bạn quá khác biệt thì bạn sẽ khó hòa nhập và làm việc hiệu quả.

5-ly-do-lap-trinh-vien-rot-phong-van-wolfactive

Ví dụ: Nếu bạn là một người thích làm việc độc lập, không thích bị ràng buộc bởi quá nhiều quy định, thì bạn sẽ phù hợp hơn với môi trường làm việc của một công ty startup. Ngược lại, nếu bạn thích một môi trường làm việc ổn định, có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp lâu dài, thì một công ty truyền thống có thể là lựa chọn tốt hơn.

Các yếu tố khác

  • Cạnh tranh cao: Trong ngành công nghệ thông tin, sự cạnh tranh giữa các ứng viên là rất cao. Có thể có nhiều ứng viên khác có kinh nghiệm và kỹ năng tốt hơn bạn.
  • Yếu tố may mắn: Đôi khi, việc bạn có được công việc hay không cũng phụ thuộc vào yếu tố may mắn. Có thể có những yếu tố khách quan mà bạn không thể kiểm soát, chẳng hạn như quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng.

Hy vọng video này giúp bạn hiểu được, đôi khi rớt phỏng vấn không phải do mình chưa đủ giỏi, mà còn nhiều yếu tố khách quan khác nữa. Mỗi trải nghiệm phỏng vấn, dù thành công hay thất bại, đều là một cơ hội để chúng ta học hỏi và trưởng thành. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý!


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *